Nhận định, soi kèo Besiktas vs Samsunspor, 22h59 ngày 18/1: Những vị khách khó ưa
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Al Jubail vs Al -
Bị tẩy chay ở Mỹ, Facebook đang âm thầm vươn ra châu PhiMark Zuckerberg đã toan tính từ lâu việc xây dựng đế chế mới ở phía bên kia bán cầu. Miền đất hứa đối với Facebook có 1,3 tỷ dân với khoảng 24% dân số có kết nối Internet di động. Mạng xã hội lớn nhất hành tinh đã đầu tư hàng trăm triệu USD trong vòng hơn 5 năm qua để tạo ra các mạng lưới kết nối Internet.
Theo báo cáo mới nhất của Analysys Mason, một công ty tư vấn chuyên về viễn thông và công nghệ, Facebook đang sở hữu nhiều tài sản rất đáng kể ở châu Phi.
Tài sản lớn nhất và được biết đến rộng rãi nhất thời gian qua chính là tuyến cáp quang biển bao quanh cả lục địa châu Phi, dự án có tên gọi 2Africa, hợp tác với các nhà mạng Anh, Pháp, Trung Quốc và Nam Phi. Với độ dài lên tới 37.000 km, tuyến cáp được dự kiến hoàn thành trong vòng 3-4 năm tới và giúp kết nối ít nhất 16 quốc gia châu Phi với phần còn lại của thế giới.
Trên đất liền, Facebook đã xây dựng mạng lưới kết nối từ năm 2016 thông qua hợp tác với các nhà mạng địa phương. Với ước tính rằng 45% dân số vùng Hạ Sahara sống cách một nút mạng gần nhất 25km, Facebook đã lắp đặt hơn 100km cáp quang ở những điểm đen như Diepsloot và Katlehong thuộc Nam Phi kể từ năm 2017.
Một năm sau đó ở Uganda, 770km cáp quang đã được lắp đặt thông qua hợp tác với nhà mạng địa phương. Gần nhất, vào tháng 02/2019 ở Nigeria, Facebook tiếp tục lắp thêm 750km cáp quang ở khu vực nông thôn quanh các bang Edo và Ogun.
Facebook cũng góp phần xây dựng cơ sở hạ tầng để giảm tải cho nhà mạng địa phương. Mạng xã hội này đã lắp đặt những điểm trung chuyển Internet ở Burundi, Cộng hòa Congo, Gabon, Gambia, Kenya, Mozambique, Nigeria, Nam Phi và Uganda. Những điểm trung chuyển này giúp các nhà cung cấp dịch vụ Internet kết nối lẫn nhau, giảm tải chi phí và tăng tốc băng thông chéo.
Facebook cũng đặt các điểm trung chuyển ở Johannesburg (thành phố lớn nhất Nam Phi), Mombasa (thành phố lớn thứ hai ở Kenya) và Lagos (thành phố lớn nhất Nigeria). Nói cách khác, mạng xã hội này đang đặt máy chủ ở các trung tâm dữ liệu của nhiều quốc gia để giúp tối ưu hóa tốc độ truyền tải giữa các nhà mạng địa phương. Ở những khu vực khác (tổng cộng 44 nước), Facebook có đặt một vài máy chủ để lưu trữ nội dung được yêu thích, giúp người dùng truy cập nhanh hơn.
Mặc dù tổng tài sản của Facebook ở lục địa đen là khó ước tính hết, Analysys Mason tin rằng vẫn có những đóng góp tích cực của mạng xã hội này cho GDP của châu Phi. Khoảng 57 tỷ USD thặng dư dự kiến sẽ được tạo ra trong vòng 5 năm tới. Miếng bánh này rõ ràng có phần của Facebook.
Nguyễn Phương (Theo theafricareport)
Tương lai khó đoán của Facebook
Facebook sẽ chịu tổn thất từ chiến dịch tẩy chay quảng cáo hay tiếp tục "vững như bàn thạch" nhờ các cơ hội mới?
"> -
CapitalHouse muốn miễn nhiệm Chủ tịch Nguyễn Thành TrungÔng Nguyễn Trung Thành (giữa) trong phiên ĐHĐCĐ mới đây của CapitalHouse. Theo tìm hiểu của PV, ông Nguyễn Thành Trung đã gắn bó với CapitalHouse từ năm 2008 tới nay. Tới đầu năm 2018, ông Trung đã trúng cử vào HĐQT nhiệm kỳ 2018 - 2023 của CapitalHouse, sau đó trở thành Chủ tịch HĐQT công ty thay thế cho ông Nguyễn Huy Anh (SN 1952).
Trong khi đó, ông Nguyễn Trung Thành có kinh nghiệm làm việc tại nhiều đơn vị khác nhau, như: Công ty In Công đoàn Việt Nam, Xí nghiệp sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng thuộc CTCP Đầu tư Xây dựng Hà Nội (Hancic - Mã CK: HCI).
Còn ông Lê Ngọc Hoàng tự giới thiệu có hơn 18 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ viễn thông, công nghệ thông tin. Ông Hoàng từng đảm nhiệm các vị trí Phó Tổng Giám đốc CTCP Tư vấn chuyển giao công nghệ ITC, hiện là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc CTCP NGCorp (thành lập ngày 31/7/2019, vốn điều lệ 10 tỷ đồng).
Ngoài ra, HĐQT CapitalHouse còn xin ý kiến cổ đông về việc miễn nhiệm 2 thành viên Ban kiểm soát (BKS) là bà Phạm Thị Hồng Liên (SN 1975) và ông Tạ Huy Đăng (SN 1974). Ở chiều hướng ngược lại, HĐQT CapitalHouse đề xuất bầu bổ sung bà Nguyễn Thị Hồng Linh (SN 1981) và ông Hoàng Phụng Hiệp (SN 1980).
Bà Nguyễn Thị Hồng Linh từng đảm nhiệm vị trí Giám đốc ban pháp chế BIDGroup; Trưởng phòng luật sư, Luật sư điều hành Công ty TNHH Luật Gia Phạm; Chuyên viên cao cấp chính sách tài sản bảo đảm (khối quản trị rủi ro) của ngân hàng Techcombank.
Đáng chú ý, bà Phạm Thị Hồng Liên (người bị đề xuất miễn nhiệm khỏi BKS CapitalHouse) cùng từng đảm nhiệm vai trò Trưởng phòng Tư vấn tài chính và đầu tư tại Công ty TNHH Luật Gia Phạm.
Từ tháng 10/2016 đến tháng 6/2017, bà Liên làm Giám đốc tài chính, trưởng ban tài chính - kế toán của CapitalHouse. Từ tháng 7/2017, bà Liên còn đảm nhiệm chức Giám đốc tài chính, sau đó là Giám đốc Ban quản lý rủi ro và kiểm soát nội bộ của CTCP Đầu tư Capital House (CapitalHouse Invest).
CapitalHouse Invest được thành lập từ tháng 9/2016 bởi vợ chồng doanh nhân Đỗ Đức Đạt - Đỗ Thị Thùy Chi cùng một người quen là bà Đỗ Thị Thúy (SN 1989). Trong đó, vợ chồng ông Đạt giữ quyền chi phối toàn diện công ty, với 90% cổ phần trực tiếp đứng tên.
Kể từ khi thành lập, Capital Invest nhiều lần tăng vốn, cùng với đó là việc đổi tên thành CTCP Tập đoàn CHG (CHG) và nay là CTCP Tập đoàn EFC (EFC).
Thông qua EFC và số cổ phần trực tiếp đứng tên, vợ chồng “đại gia” Đỗ Đức Đạt nắm giữ tới 95% cổ phần của CapitalHouse.
Theo báo cáo tài chính riêng năm 2019 của CapitalHouse, tính đến cuối năm, quy mô tổng tài sản của công ty này đạt 3.369,2 tỷ đồng, tăng 38,1% so với đầu năm. Về cơ cấu nguồn vốn, nợ phải trả đạt 2.078,9 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu ở mức 1.290,2 tỷ đồng.
Năm 2019, CapitalHouse ghi nhận doanh thu riêng lẻ đạt 286,3 tỷ đồng, chưa bằng 1/5 so với năm 2018. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế đạt hơn 21.8 tỷ đồng, tăng 33,7% so với năm 2018.
Bước sang năm 2020, trước bối cảnh dịch Covid-19 có nhiều diễn biến phức tạp, ban lãnh đạo công ty đặt mục tiêu doanh thu và thu nhập khác đạt 1.798,76 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 187,12 tỷ đồng.
Ban lãnh đạo công ty hướng tới việc tái cơ cấu công ty, tăng cường chuyển dịch cơ cấu kinh doanh, tập trung các nguồn lực để đầu tư thực hiện các dự án đang triển khai. Đồng thời, tìm kiếm mở rộng các hình thức đầu tư, đối tác hợp tác đầu tư các dự án, tăng tỷ trọng vào phân khúc nhà ở dành cho người thu nhập trung bình và nhà ở xã hội.
CapitalHouse đang triển khai nhiều dự án bất động sản, với 3 dòng sản phẩm chính như: EcoHome, EcoLife và EcoCity.
Theo Viettimes
Sự vắng mặt của vợ chồng ông Đỗ Đức Đạt và nỗi lòng cổ đông CapitalHouse
Đại hội cổ đông thường niên năm 2020 của Công ty cổ phần Đầu tư và Thương Mại Thủ Đô (CapitalHouse) vừa diễn ra sáng 29/4.
"> -
Đại dịch Covid-19 không chỉ tạo ra khủng hoảng lớn về y tế, mà còn tác động mạnh mẽ đến sự vận hành của các đô thị lớn. Có lẽ thời điểm này là cơ hội để xem xét lại hình thức phát triển đô thị và nghĩ về một mô hình đô thị hậu Covid-19 có khả năng chống chịu tốt hơn với khủng hoảng dịch bệnh? Cú hích quy hoạch giải thoát điểm nghẽn đô thị sau đại dịch CovidPhần 1: Đại dịch Covid-19 đã tạo ra thách thức cho mô hình phát triển đô thị hiện nay như thế nào?
Những ‘khuyết tật’ của đô thị hiện tại
Jane Jacobs – nhà kinh tế, đô thị học người Mỹ, cho rằng các thành phố chính là động lực của sự giàu có, là huyết mạch của nền kinh tế toàn cầu. Khả năng cạnh tranh của các đô thị quyết định sự giàu có và nghèo đói của các quốc gia, khu vực và thế giới. 55% dân số toàn cầu - hiện đang sống ở nơi được coi là khu vực thành thị. Đến năm 2030, hai phần ba dân số thế giới sẽ cư trú ở khu vực thành thị và sẽ có 41 siêu đô thị - được định nghĩa là có từ 10 triệu dân trở lên.
Đô thị không chỉ tạo ra sức mạnh kinh tế, cơ hội cho các cá nhân và cộng đồng để tiếp cận với việc làm, chăm sóc sức khỏe, mà còn là nơi thể hiện nền văn minh với lối sống gắn liền với sự vận hành của trung tâm thương mại, cao ốc văn phòng, hệ thống giao thông .v.v. Trong đó, cuộc sống đô thị xoay quanh 3 nơi chốn là nhà ở, nơi làm việc và các địa điểm giao tiếp xã hội (coffee, quán bar, câu lạc bộ v.v...). Duy trì các hoạt động và sự liên kết giữa các chức năng và nơi chốn này chính là duy trì một nền văn minh đô thị.
Đại dịch Covid-19 đã tạo ra thách thức cho mô hình phát triển đô thị hiện nay như thế nào? (Ảnh minh họa) Các đô thị lớn và mật độ dân số cao được xem là nơi có hiệu quả nhất. Mức độ tập trung cao hơn của những người có kỹ năng, tỷ lệ đổi mới cao hơn và thu nhập cao hơn, là một yếu tố quan trọng trong cả sự phát triển, hạnh phúc và sự giàu có của các thành phố và quốc gia. Sự tập trung của người dân dày đặc hơn cũng dẫn đến việc sử dụng tài nguyên hiệu quả hơn, giảm tác động đến môi trường. Từ hội nghị quốc tế đầu tiên về biến đổi khí hậu tại Geneva năm 1979 đã thúc đẩy các chính sách khuyến khích phát triển theo mô hình đô thị nén và tập trung, được xem như lời giải cho vấn đề phát triển bền vững.
Thật trớ trêu, các siêu đô thị, các đầu tầu kinh tế toàn cầu này lại bộc lộ rủi ro cao nhất, dễ bị tổn thương nhất và hầu như đã bị tê liệt khi các trận đại dịch càn quét qua. Hongkong – trung tâm kinh tế tài chính châu Á, và là “mô hình đô thị bền vững cho châu Á” với cách phát triển nén đã trở thành tâm điểm của dịch cúm SARS 2003; và nay thì thành phố New York (Mỹ) đang là trung tâm của dịch Covid-19; Các đô thị toàn cầu khác như Milan, London, Madrid, Paris, Vũ Hán … là những nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.
Phong tỏa, cách ly, dãn cách xã hội không chỉ làm cho các hoạt động đô thị gần như hoàn toàn tê liệt, nguy cơ sụp đổ của nền kinh tế, mà nó còn làm phân rã mối liên kết quan trọng giữa các chức năng và nơi chốn vốn tạo ra nền văn mình đô thị. Đại dịch cũng dường như thúc đẩy khủng hoảng về kinh tế, gây ra hậu quả tiêu cực đối với cuộc sống, phúc lợi, sức khỏe về thể trạng và tinh thần, và hệ quả là làm lung lay niềm tin vào lối sống và mô hình phát triển đô thị hiện nay.
Phải chăng quá trình đô thị hóa và sự hình thành các đô thị lớn toàn cầu sẽ dẫn đến các rủi ro dịch bệnh? phải chăng mô hình đô thị hiện nay là không bền vững nếu xét tới khả năng chống chịu với dịch bệnh?
Đô thị hóa tạo môi trường cho các bệnh truyền nhiễm?
Đô thị hóa được đặc trưng bởi sự thay đổi kinh tế xã hội và sự phân mảnh sinh thái, có thể có tác động sâu sắc đến dịch tễ học của bệnh truyền nhiễm. Đô thị hóa cũng thúc đẩy sự phát sinh bệnh trong dân cư đô thị bằng cách cung cấp các điều kiện lý tưởng cho việc khuếch đại và truyền bệnh. Các đô thị cực lớn có sự đa dạng về văn hóa, kinh tế xã hội và chủng tộc, cũng như sự không đồng nhất về môi trường. Những thách thức khác cũng liên quan đến môi trường xây dựng đô thị bao gồm sự tập trung đông đúc và mật độ cao, khan hiếm không gian mở, vệ sinh kém, ô nhiễm không khí. Với quá trình đô thị hóa ngày một tăng, thì tổng số các đợt dịch bệnh truyền nhiễm và sự đa dạng của mầm bệnh cũng đã tăng lên trong vài thập kỷ qua.
Các đô thị có không gian phát triển khác nhau thì có mức độ lây nhiễm khác nhau?
Khi đại dịch quét qua toàn cầu cùng với mức độ ảnh hưởng khác nhau, thì cũng là lúc cần xem xét về mô hình hay cách thức phát triển đô thị nào dễ bị tổn thương, thành công và thất bại ở khả năng ngăn chặn và đối phó với coronavirus?
Thế giới hậu Covid-19 Không thể phủ nhận sự can thiệp và phương án đối phó với dịch cúm Covid-19 của các quốc gia khác nhau đã quyết định rõ nét đến mức độ lây nhiễm của dịch bệnh, tuy nhiên, mức độ bùng phát Covid-19 khác nhau ở các đô thị cũng cho thấy quy mô và mô hình phát triển dường như cũng quyết định đến mức độ lây nhiễm. Báo cáo của Tổ chức y tế thế giới WHO chỉ ra rằng, đặc điểm của đô thị, đặc biệt các là siêu đô thị toàn cầu, đáp ứng đầy đủ các tiêu chí cho một đại dịch, có thể phát triển thành một cuộc khủng hoảng toàn cầu: mật độ dân cư, mức độ sử dụng hệ thống giao thông công cộng, tỷ lệ các tòa nhà và trung tâm thương mại tập trung đông người, cường độ tiếp xúc và giao tiếp, mức độ kết nối nội vùng và quốc tế, mức độ thu hút của các dân cư từ các nền văn hóa và ngôn ngữ khác nhau.
Mật độ dân cư cao rủi ro càng lớn
Diễn biến lây nhiễm ở các đô thị cho thấy, dân số càng đông và mật độ cao, thì mức độ lây nhiễm Covid-19 lại càng lớn. Bùng phát của SARS ở Hồng Kong năm 2003 có nguyên nhân từ hình thái đô thị mật độ cao với các hình thức nhà ở chung cư, và việc người dân di chuyển bằng các phương tiện giao thông công cộng, Hồng Kông có 17.311 người trên mỗi dặm vuông. New York là tâm dịch Covid-19 của nước Mỹ, và cũng là thành phố có mật độ dân số cao hơn hơn nhiều so với bất kỳ thành phố lớn nào khác ở Hoa Kỳ. Thống đốc New York Andrew Cuomo đã cho rằng mật độ dân số cao là kẻ thù lớn nhất của New York trong việc chống lại sự lây lan của Coronavirus.
Trong khi đó, thành phố lớn thứ hai của của Mỹ, Los Angeles, đã chứng minh rằng, các hình thức đô thị phân tán theo định hướng xe hơi cá nhân và nhà ở đơn lẻ đã chống chịu tốt hơn với cuộc khủng hoảng Covid-19, với mức độ lây nhiễm ít hơn rất nhiều.
Các thành phố của Việt Nam đều có mật độ dân số đều thấp, ngoại trừ một số thành phố lớn như TP.HCM và Hà Nội, tuy nhiên, ngay cả các nơi có mật độ cao này thì mức độ sử dụng giao thông công cộng và nhà chung cư, khối tích lớn và chứa đựng nhiều người không phải là quá lớn, nếu so với các thành phố khác như Hongkong, New York hay Singapore.
Thách thức đối với việc sử dụng hệ thống giao thông công cộng
Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Bệnh truyền nhiễm BMC “Có phải phương tiện công cộng là một yếu tố nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp?” cho thấy những người sử dụng phương tiện giao thông công cộng trong thời gian dịch cúm có khả năng mắc bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp cao gấp sáu lần đối với những người không sử dụng hệ thống giao thông công cộng.
Khi cơ quan y tế bảo yêu cầu ở nhà và dãn cách xã hội, thì tỷ lệ di sử dụng phương tiện công cộng sụt giảm 50-90% so với mức trước khủng hoảng tại các thành phố lớn ở Hoa Kỳ, Châu Âu. Sự sụt giảm khối lượng vận chuyển đáng kể dẫn tới sự sụp đổ của hoạt động đô thị, khủng hoảng xã hội và kinh tế. Việc giảm thiểu lượng người sử dụng cũng sẽ làm cho vấn đề tài chính tồi tệ hơn cho hệ thống giao thông này.
Đại dịch xảy ra cho thấy mức độ phụ thuộc quá lớn của chúng ta vào giao thông và hoạt động di chuyển, và việc này tạo ra rủi ro rất cao một khi có đại dịch. Thất bại của hệ thống giao thông sẽ là một thảm họa đối với tỷ lệ lớn các hộ gia đình có thu nhập thấp phụ thuộc vào xe buýt và xe lửa để đi làm - không chỉ ở thành thị, mà cả ở nông thôn. Nếu các thành phố cắt giảm mạnh năng lực giao thông công cộng trong thời gian dài, nó có thể làm trầm trọng thêm những bất bình đẳng này.
Trung tâm thương mại, nhà cao tầng, chung cư
Công trình cao tầng, trung tâm thương mại không chỉ là biểu tượng là biểu trưng cho sức mạnh kinh tế - tài chính, cho xã hội tiêu dùng trong chủ nghĩa tư bản đương đại, mà còn bảo đảm cho sự vận hành của một đô thị thời kỳ toàn cầu hóa. Tuy nhiên, những công trình này… luôn bị nghi ngờ về sự an toàn đối với nguy cơ dịch bệnh.
Đại dịch SARS 2003 mà tâm dịch là ở Hongkong, thì nơi tập trung cao nhất và phát tán nhanh nhất dịch bệnh là các chung cư cao tầng. Vừa qua Vũ Hán, Milan, New York là những thành phố chịu ảnh hưởng nặng nề bởi Covid-19, thì đều có chung đặc điểm – đó là các cao ốc văn phòng và chung cư cao tầng. Điều này không có nghĩa các công trình cao tầng là nơi phát sinh dịch bệnh, nhưng lại chính là môi trường lý tưởng để truyền nhiễm.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) báo cáo về đại dịch SARS cho rằng các khiếm khuyết trong hệ thống ống nước thải tại tòa nhà Amoy Gardens là nguyên nhân chính của lây nhiễm. Với Covid-19, có bốn lý do tiềm ẩn rủi ro, mật độ cao, cuộc sống cao tầng có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm: hệ thống ống nước, hệ thống điều hòa không khí, tăng tiếp xúc với bề mặt cảm ứng cao và sự tiếp xúc xã hội gần gũi thường xuyên giữa con người trong tòa nhà.
Siêu kết nối và kết nối toàn cầu
Nghiên cứu của Tổ chức y tế thế giới WHO đã đưa ra mối quan hệ mật thiết giữa toàn cầu hóa và các bệnh truyền nhiễm dưới góc độ phát tán bệnh, lây lan và tỷ lệ và tốc độ truyền nhiễm. Thương mại và du lịch quốc tế cũng có thể góp phần vào sự xuất hiện của đại dịch toàn cầu. Với tốc độ của du lịch và ngoại thương hiện đại, với mức độ kết nối chặt chẽ và rộng khắp giữa các đô thị, thì các bệnh truyền nhiễm rất dễ lây lan có thể là mối đe dọa tiềm tàng trong một môi trường hoàn toàn khác so với dịch bệnh ban đầu.
Vấn đề xã hội, chủng tộc trong môi trường đô thị
Các thành phố toàn cầu với đặc trưng là đa sắc tộc – với người từ nhiều nơi trên thế giới sống và làm việc, với ngôn ngữ, văn hóa và phong tục khác nhau. Lao động nhập cư được chào đón và là nguồn nhân lực quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế và tạo nên sức mạnh cho các đô thị toàn cầu. Tuy nhiên, vấn đề dường như hoàn toàn đảo ngược một khi đại dịch xảy ra, đặc biệt vào thời điểm mà chủ nghĩa dân tộc phát triển mạnh mẽ trên toàn cầu, và hệ quả là sự kỳ thị, ngờ vực và thù hận dâng cao giữa các cộng đồng.
Nếu như Cái chết đen (Black Death) ở châu Âu từ năm 1348 đến 1351, khiến người Do Thái bị kỳ thị và tấn công bạo lực khi họ bị đổ lỗi cho sự bùng nổ của dịch truyền nhiễm này. Thì nay, Covid-19, bắt đầu từ Vũ Hán, đã dẫn đến sự gia tăng kỳ thị người Trung quốc, và kéo theo đó định kiến, bài ngoại và phân biệt chủng tộc đối với người gốc Á tại các thành phố lớn trên thế giới. Tổ chức Di cư Quốc tế cảnh báo sự phân biệt đối xử ngày càng tăng đối với người di cư sẽ cản trở nỗ lực khắc phục đại dịch.
Kịch bản phát triển đô thị cho tương lai?
Đại dịch Covid-19 cho thấy, các đô thị hiện đại có lẽ đã không được thiết kế và không được chuẩn bị để đương đầu với đại dịch, khi mà lối sống đô thị bị đảo lộn này đã biến các thành phố trở thành “một mớ hỗn hợp vô tổ chức và rời rạc”. Ngoài Covid-19, thế kỷ 21 cũng đã chứng kiến các dịch bệnh Sars, Mers, Ebola, cúm gia cầm, cúm lợn, v.v. và sẽ còn tiếp tục phải chứng kiến những đại dịch mới xuất hiện trong tương lai, như dự báo của các nhà khoa học. Nếu chúng ta thực sự bước vào kỷ nguyên đại dịch, thì mức độ rủi ro của mô hình đô thị này là rất lớn. Phải chăng Mô hình đô thị, nền văn minh đô thị hiện tại sẽ phải thay đổi theo một chiều hướng khác?
Đại dịch đang phát triển thành một cuộc khủng hoảng đô thị, đã đặt ra sự hoài nghi và tính đáng tin cậy của các giá trị vốn làm nên sức mạnh, sức hấp dẫn của các đô thị hiện nay, đồng thời buộc chúng ta phải xem xét tới sự hiện diện của các bệnh truyền nhiễm như một điều kiện trong quy hoạch đô thị, và suy nghĩ về một xã hội và đô thị có khả năng thích ứng tốt hơn với điều kiện mới này, và hướng tới mô hình thành phố mới trong bối cảnh “thế giới hậu Covid-19”.
TS, KTS Lê Quốc Hùng, Phó Viện trưởng Viện Quy hoạch xây dựng miền Nam
Virus corona lây lan nhanh, dân chung cư cuống cuồng lo phòng dịch
- Trước những diễn biến phức tạp về dịch viêm đường hô hấp cấp do virus corona mới gây ra, cư dân chung cư đang nâng cao cảnh giác và sử dụng các biện pháp phòng bệnh nhất là ở những chung cư có người nước ngoài sinh sống.
">